24/10/2022 - Đăng bởi : Méo Shop
Lịch sử ra đời
Bối cảnh lịch sử
Califonia, những năm 1847–1855 thế kỷ 19 là nơi diễn ra cơn sốt vàng. Hàng ngàn người từ khắp nơi đổ về Califonia với ước mơ đổi đời nhờ việc đào vàng từ các mỏ lộ thiên. Việc dân số tại Califonia tăng rất nhanh bởi những người thợ đào mỏ. Đây là bối cảnh lịch sử của sự ra đời chiếc quần jean.
Levi Strauss là người Do Thái, người Mỹ gốc Đức. Trước cảnh nghèo khó của cả gia đình, ông đã bỏ nhà theo chân những người đào vàng đến San Francisco, Mỹ. Tuy nhiên, ông không có ý định đào vàng và chỉ có ý định nhận sửa chữa và may vá quần áo cho công nhân. Cho tới một ngày, một người thợ đào vàng đã đề nghị ông may một chiếc quần thật bền, thật chắc để đi làm hằng ngày. Levi đã nảy ra một ý tưởng lấy cuộn vải bạt, dày và thô, vốn chỉ để làm buồm hoặc lều ngủ để may quần cho vị khách hàng.
Đó chính là chiếc quần bò đầu tiên trên thế giới với màu nâu và có dây đeo. Vị khách nọ quá sung sướng bởi chiếc quần lao động đơn giản, nhưng chắc chắn, phù hợp với hoạt động luôn phải di chuyển, cọ xát với hầm mỏ, vách đá, …
Ảnh người thợ đãi vàng trong cơn sốt vàng California năm 1847-1855
Cuối cùng, đã có rất nhiều người biết đến loại quần đặc biệt này và ngày càng nhiều người đến đặt hàng ở chỗ ông. Dần dần, Levi Strauss đã cải tiến chiếc quần với vải bông dày, dẹt thô và nhuộm màu xanh.
Các mốc lịch sử quan trọng
Dưới đây là tổng hợp các mốc thời gian quan trong của lịch sử hình thành quần jean.
- Thế kỷ 15th – Một loại vải thô được dệt trơn tại Genoa (thành phố Genoa, Italy), đó một loại vải bông thô được dệt bằng sợi trên và dưới mỗi sợi dọc, luân phiên liên tiếp nhau.
- Cuối thế kỷ 16th – Serge Serge de Nîmes nước Pháp, có một loại vải được dệt bằng một sợi warp nhuộm màu (sợi dọc) và sợi weft màu trắng (sợi ngang)
- Đầu thế kỷ 19 – Chất liệu vải canvas thô rất bền được dệt ở Mỹ. Mỹ lúc này cũng đã phát triển ngành dệt thoi vải denim tạo điều kiện cho sự phát triển quần jean sau này.
- 1872 – Levi Strauss và John Davis đã hợp tác để sản xuất quần để đào vàng với đinh tán kim loại ở các đường may giúp quần tăng độ bền trong môi trường làm việc khắc nghiệt.
- 1873 – Chiếc quần jean đầu tiên được gọi là XX đã ra đời. Quần jean lúc đó được gọi là Waist Overalls – nó trở thành quần được giới công nhân được sử dụng rộng rãi nhất ở Mỹ.
- 1880’s – Những đăc điểm để nhận biết chiếc quần jeans đã được Levis hoàn thành vào khoản thời gian này – như miếng da logo hình 2 con ngựa, túi nhỏ chứa đồng hồ quả cam, túi trước, túi sau….
- 1890’s – Quần jean XX được tặng số 501 mang tính biểu tượng cho chất lượng và độ bền của nó.
- 1920’s – Quần jeans Levis may bằng vải denim bắt đầu được bán trên khắp nước Mỹ.
- 1930’s – Quần jean vải denim đầu tiên cho phụ nữ được sản xuất
- 1950’s – Levi’s Jeans 505 với giấy kéo quần (zipper fly) được ra mắt
- 1960’s – Các thương hiệu Jeans khác như Lee Cooper và Wranglers đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh với Levi’s Jeans . Các nước châu Âu cũng bắt đầu sử dụng quần jean
- 1970’s – Quần jeans bắt đầu trở nên phổ biến trong giới trẻ, nhiều người nổi tiếng trong giới thể thao/ca nghệ sĩ bắt đầu mặc quần jeans.
- 1980 – Các nhà thiết kế thời trang lớn của Mỹ sử dụng vải denim để may các loại sản phẩm khác. Điều này khiến quần jeans ngày càng nổi tiếng.
- 2000 – Các sản phẩm quần jean hiện đại chất lượng cao đã trở nên phổ biến khắp thế giới. Quần jean vẫn là Hot trend trên toàn thế giới.
Thế kỷ 15
Vào thế kỷ 15, tại thành phố Genève ở Ý, có một loại vải thô được dệt bằng vải bông hoặc vải lanh được được đặt tên là Genoa. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, đây có thể đây là tổ tiên của Jeans hiện đại bởi sự giống nhau của tên của chúng.
Genoa là loại vải đã được sử dụng để làm quần áo cho các thủy thủ ở Ý. Chiếc quần jean may bằng vải canvas (vải bông thô, vải bố) sau này được sản xuất có một sự tương đồng nổi bật một đặc điểm so với những chiếc quần thủy thủ của Ý vào thế kỷ 15.
Cuối thế kỷ 16th
Một loại vải khác có tên “Serge de Nimes” đã xuất hiện ở Pháp, có thể là tiền thân của denim hiện đại. Đó là một loại vải được dệt thoi vải chéo bằng một sợi warp nhuộm màu (sợi dọc) và sợi weft màu trắng (sợi ngang) – giống như cách mà vải denim hiện đại được dệt. Như chúng ta biết ngày nay là vải cotton dệt thoi vải chéo rất bền cũng như rất thoải mái khi mặc. Đây là loại vải được dùng để may quần jean từ những năm 1900’s tới ngày nay.
Đầu thế kỷ 19th
Chất liệu vải bố Canvas thô rất bền được dệt ở Mỹ. Vì độ bền của nó, Canvas thô được dùng làm liều bạc, lán trại…Lúc này các ngành dệt may của Mỹ cũng đã phát triển ngành dệt thoi vải denim tạo ra. Chính những điều kiện tuyệt với đó mà đã giúp cho sự phát triển rực rỡ của quần jean sau này.
Năm 1847 – 1855
Levi Strauss di cư tới Califonia vào những năm 1847–1855, khi cơn sốt vàng đang diễn ra. Ông bắt đầu việc kinh doanh buôn bán vải vì cho rằng những người thợ đào mỏ sẽ rất cần loại vải Canvas (vải bố, vải bông thô). Ông đã nảy ra ý tưởng dùng vải canvas để may ra những chiếc quần thật bền chắc đinh tán kim loại ở các đường may giúp quần tăng độ bền trong môi trường làm việc khắc nghiệt. Năm 1853, ngày 20 tháng 5 với bằng sáng chế số #139,121 đã được cấp tại Mỹ đã đánh dấu là ngày sinh nhật chính thức của những chiếc quần Jeans.
Năm 1872 – 1880
- Vào năm 1872: Levi Strauss người đã tạo ra chiếc quần jean, lúc này đã là một thương nhân nổi tiếng khắp nước Mỹ. Nhưng ông đã gặp khó khắn trông việc thiết kế và ra thêm nhiều mẫu mã, thiết kế cải tiến cho quần jean của mình. Lúc này ông đã thiết lập quan hệ đối tác với một thợ may tên là John Davis ở Mỹ để sản xuất quần chất lượng cao dân dụng. Trước đó cả 2 người đã có quan hệ làm ăn mua bán vải thô với nhau nên có mối quan hệ khá thân thiết.
- Vào năm 1873: John Davis đã phát hiện ra rằng việc tạo thêm đinh tán vào các khu vực chịu áp lực cao như các vị trí túi quần và phần nút quần ở trên thắt lưng sẽ giúp quần jean bền hơn gấp nhiều lần so với nguyên bản. Ông đã hợp tác với Levi Strauss để xin cấp bằng sáng chế cho việc phát minh này. Bằng sáng chế được gọi là an improvement in Fastening Pocket-Openings”.
- từ năm 1873 – 1888: Với sự hoạt động miệt mài của John Davis, những đặc điểm của chiếc quần jean hiện đại đã bắt đầu hình thành trên chiếc quần jean thường hiệu Levi Strauss như: miếng da logo hình 2 con ngựa, túi nhỏ chứa đồng hồ quả cam, túi trước túi sau có đinh tán, nút quần dây kéo được làm bằng đinh tán…….
Năm 1890 – 1920
- Vào năm 1890: Để vinh danh và khuyên khích hiệp hôi tiêu dùng Mỹ đã tặng cho quần jean Levi Strauss XX số 501, mang tính biểu tượng cho chất lượng và độ bền của hàng hóa Mỹ.
- Từ 1900 – 1920: Do sản lượng cạn kiệt, ngành khai mỏ của mỹ bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Các thợ mỏ từ các hầm mỏ đã dần chuyển san làm công nhân tại các xưởng sản xuất trong thành phố. Họ phàn nàn rằng quần jean được may với vải denim thô quá cứng, khó chịu không thích hợp với công nhân. Trước hiện thật đó, hãng Levi Strauss đã chuyển sang dùng loại vải denim (loại vải của vùng de Nîmes). Việc thay đổi từ vải bông thô canvas sang loại vải denim nhẹ, thoải mái hơn là một bước đi nắm bắt được xu thế của thời đại. Từ đây quần jean đã chính thức lan phổ biến rộng rải trên toàn nước Mỹ.
Năm 1930 – 1950
Lúc đầu ở Mỹ, quần Jeans chỉ được coi là một trang phục phù hợp cho tầng lớp lao dộng ngành nghề nặng nhọc. Từ khi Levi Strauss chuyên sang dùng loại vải denim (loại vải của vùng de Nîmes), từ đây quần jean tuy có hơi kém bền hơn nhưng bù lại quần jean rất tiện dụng và thoải mái. Những người khai thác mỏ, cao bồi, nông dân, công dân, lao động phổ thông là những người sử dụng quần jean Denim nhất.
Năm 1930’s:
Những năm 1920 – 1930, cuộc đấu tranh cho nữ quyền tại Mỹ càng ngày càng dâng cao. Họ đòi hỏi quyền lợi được bình đẳng từ bầu cử, quyền tự do, quyền ăn mặc bình đẳng với nam giới. Tất cả những gì nam giới có thể làm được, ăn được, mặc được nữ giới đều muốn làm, muốn tham gia. Thế nên chiếc quần jeans, biểu tượng độc quyền của người đàn ông, không năm ngoài danh sách bị nữ giới chú ý tới. Vào năm 1934 hãng Levi Strauss đã cho ra đời chiếc quần jean vải denim đầu tiên dành cho phụ nữ.
Năm 1950’s:
Trong những tiếp theo quần jean ngày càng phổ biến trong cuộc sống của Mỹ. Quần jean đã được nam và nữ giới cực kỳ ưa thích. Nhiều cải tiếng rất thú vị đã được phát minh để cải thiện quần jean trong đó phải kể tới nhất là giấy kéo quần (zipper fly).
Năm 1960 – 1980
- Từ năm 1960’s: Các thương hiệu Jeans khác như Lee Cooper và Wranglers đã bắt đầu xuất hiện cạnh tranh với Levi’s Jeans, phá tán thế độc quyền của hãng này. Quần jean vào thời gian này cũng đã lan rộng qua các nước châu Âu và phổ biến trong giới công nhân lao động.
- Từ năm 1960’s – 1970’s: Những năm 60 70 của thời kỳ này các chương trình Tivi bắt đồng trở nên phổ biến. Nhờ sóng truyền hình Tivi các bộ phim cao bồi của của Mỹ thời đó và sự phổ biến của các ban nhạc rock and roll mà quần jean biến thành một cơn sốt thật sự trong giới trẻ. Quan jean đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ có ý thức thời trang. Các bộ phim đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến ý tưởng của giới trẻ mặc quần jean. Do đó, Jeans bắt đầu phát triển như một món đồ thời trang chứ không chỉ là một trang chỉ dành cho tầng lớp lao động.
- Từ năm 1970’s:Quần jeans bắt đầu trở nên phổ biến trong giới trẻ, nhiều người nổi tiếng trong giới thể thao/ca nghệ sĩ bắt đầu mặc quần jeans.. Sóng truyền hình đã đưa quần jean trở thành HOT trend thời trang thời kỳ này.
Năm 1980 – 2000 – hiện tại
- Từ những năm 1980:
Vải Denim (chuyên dùng để may quần jean) không còn chỉ dùng để may quần. Các nhà thiết kế thời trang lớn của Mỹ sử dụng vải denim để may các loại sản phẩm khác.Các loại quần jean wash rách, wash đá, wash axit để tạo kiểu lần lược được nhiều người yêu thích. Điều này khiến quần jeans ngày càng nổi tiếng.
- 2000 – hiện tại.
Quần jean đã phổ biến khắp thế giới, các loại quần jean chất lượng cao của các hãng thời trang nổi tiếng ra mẫu mới thường xuyên. Trend quần jean thay đổi liên tục qua từng năm. Các sản phẩm quần jean hiện đại chất lượng cao đã trở nên qua quen thuốc ở mọi tầng lớp của xã hội. Ngày nay các nước châu Á sản xuất phần lớn quần jean trên thế giới.
Người phát minh và phát triển quần jeans
Levi Strauss người phát minh ra quần jean
Levi Strauss đã quyết định di dân sang Mỹ vào năm 1847, ông bắt đầu việc kinh doanh buôn bán vải vì cho rằng những người thợ đào mỏ sẽ rất cần loại vải Canvas (vải bố, vải bông thô) loại vải rất dày bền chắc thường được dùng cho việc dựng lều trại để che chắn tại các khu vực đào mỏ. Tuy là chuyên buôn bán vải nhưng Levi Strauss cũng có tham gia vào việc đào vàng. Từ đó ông hiểu rất rõ những gì mà người thợ mỏ cần và mong muốn đối với trang phục làm việc của mình.
Levi Strauss người đã phát minh ra quần jean vào năm 1853
Ông đã nảy ra ý tưởng dùng vải Canvas để may ra những chiếc quần thật bền chắc, dễ bảo quản không cần phải giặt nhiều cho những người đồng nghiệp của mình, để bền chắc hơn nữa ông đã đống những chiếc đinh tán vào nơi có những mối chỉ may từ đó chiếc quần với các đinh tán của Levi Strauss ra đời. Quần đinh tán của Levi Strauss được các thợ mỏ trong vùng ca tụng hết lời và luôn trong tình trạng cháy hàng. Nhận ra đây là mỏ vàng của đời mình ông đã nhanh chân đi đăng ký bằng sáng chế tại Mỹ, ngày 20 tháng 5 năm 1853 với bằng sáng chế số #139,121 đã được cấp tại Mỹ đã đánh dấu là ngày sinh nhật chính thức của những chiếc quần Jeans.
John Davis người đã phát triển quần jean.
Tuy Levi Strauss là người phát minh và sản xuất những chiếc quần jean đầu tiên, nhưng ông không phải là một thợ may chuyên nghiệp. Levi Strauss khó khăn trong việc thiết kế mẫu mới, cải thiện, tiêu chuẩn hóa chất lượng cho sản phẩm quần jean của mình. Chính vì vậy sau một thời gian phát lên thì nay chiến quần jean của Levi Strauss đã đi vào ngõ cụt.
John Davis người đã phát triển quần jeans, giúp quần có sự phát triển vượt bậc
Vào năm 1872 Levi Strauss đã bắt tay với John Davis (một thợ may chuyên nghiệp và là một bạn hàng cung cấp vải cho Levi) để hỗ trợ hãng quần jean Levi’s jeans trong các vấn đề về tiêu chuẩn hóa và kỹ thuật may. Thành tựu quan trong nhất của John Davis là việc ông thêm đinh tán vào các khu vực chịu áp lực cao như các vị trí túi quần và phần nút quần ở trên thắt lưng sẽ giúp quần jean bền hơn gấp nhiều lần so với nguyên bản. Ông đã hợp tác với Levi Strauss để xin cấp bằng sáng chế cho việc phát minh này. Bằng sáng chế được gọi là an “improvement in Fastening Pocket-Openings”. Không chỉ như thế với sự lao động miệt mài và cống hiến không ngừng của John Davis những đặc điểm nổi bật nhất của quần jean hiện đại đã được hình thành, những đặc điểm vẫn còn tồn tại với ngày nay.
Tên gọi quần jeans
Khởi đầu quần jean không được gọi là quần jean mà nó được gọi là Waist Overalls (Tạm dịch: quần yếm eo) mãi đến những năm 1960 thì quần jean mới có tên gọi chính thức là jeans.
Tên gọi của quần:
- Waist Overalls: từ năm 1850’s – 1960’s.
- Jeans: từ năm 1960’s – Ngày nay.
Waist Overalls là gì?
Waist Overalls (tạm dịch: quần yếm eo) là một thuật ngữ ban đầu được sử dụng cho để chỉ những loại quần được may bằng vải Canvas hoặc vải Denim được may cao tới eo, quần được giữ bằng dây qua vai mốc với thắc lưng, bây giờ được gọi là quần jeans. Tên gọi Waist Overalls vẫn được sử dụng cho tới những năm 1960’s. Levi Strauss và Jacob Davis đã sử dụng khi họ bắt đầu bán quần denim có đinh tán vào năm 1873. Thuật ngữ này vẫn tiếp tục được các xưởng sản xuất quần jeans sử dụng để chỉ quần jean cho đến những năm 1960’s
Quần Waist Overalls mẫu năm 1890 đã được phục chế thành công
Ngày nay Waist Overalls còn được gọi là quần jeans
Tên riêng để gọi là Jeans
Để tách biệt ra khỏi từ Overalls (Overalls: tên gọi chỉ một loại quần yếm bảo hộ lao động) trong tên gọi của mình, tên gọi Jeans đã được đề xuất sử dụng thay thế cho tên gọi Waist Overalls đã được sử dụng từ những năm 1850’s. Vào năm 1960 tên gọi Jeans đã chính thức trở thành tên riêng để chỉ quần vải Denim với đinh tán. Tên gọi Jeans này dần dần được người dân toàn thế giới chấp thuận và sử dụng cho tới ngày nay.
Quần jeans dành cho ai
Khởi đầu 1850’s, lúc khởi đầu quần jean chỉ dành cho đàn ông, tầng lớp thợ mỏ công nhân nghèo khổ. Vào năm 1934 Levis đã cho ra đời mẫu quần jeans dành riêng cho nữ đầu tiên trên thế giới. Hiện nay quần jean ngày nay đã quá phổ biến dành cho tất cả mọi người, mọi tầng lớp, mọi thành phần người dân trong xã hội.
Nam Giới
Thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20:
Ở thời kỳ này, Quần jean là loại quần chỉ dành riêng cho nam giới, nói tới quần jeans là người ta nhớ tới những người thợ mỏ mạnh mẽ cơ bắp cuồn cuộn là người sẽ mặc chúng. Jeans biểu trưng cho sức mạnh, sự rắn rỏi, mạnh mẽ của người thợ nam giới. Vào thời điểm này chỉ có tầng lớp nghèo, công nhân mỏ, công nhân nhà máy mới mặc quần jeans.
Từ những năm 1950’s:
Quần jeans nam đã trở nên cực phổ biến ở giới trẻ Mỹ thích thời trang thông qua các bộ phim cao bồi và các ban nhạc rock and roll nổi tiếng ở Mỹ thời kỳ đó. Nhờ trường trình phát sóng truyền hình mà thanh thiêu niên nhất là nam giới Mỹ ngày càng ưa chuộng, biến quần jean thành thời trang mặc hàng ngày.
Nữ Giới
Thế kỷ thứ 19 đầu thế kỷ 20:
Ở thời kỳ này, Quần jean là loại quần chỉ dành riêng cho nam giới. Với quần niềm về giới tính còn khá gò bó khắc khe, nữ giới thường chỉ mặc váy dài kín đáo.Vào thời điểm này mọi người điều cho rằng phụ nữ và quần Jeans được cho là hai thứ là không thể nào trộn lẫn vào với nhau được.
Từ những năm 1920’s – 1930’s:
Nước Mỹ vào những năm năm 1920’s, 1930’s, các phong trao nữ quyền càng ngày càng dâng cao. Họ đòi hỏi quyền lợi được bình đẳng từ bầu cử, quyền tự do, quyền ăn mặc bình đẳng với nam giới. Tất cả những gì nam giới có thể làm được, ăn được, mặc được nữ giới đều muốn làm, muốn tham gia. Trước tình hình đó, năm 1934, Levis đã cho ra đời mẫu quần jeans dành riêng cho nữ đầu tiên trên thế giới. Loại quần jean này lúc đầu chỉ được các phụ nữ nông dân làm việc ở các trang trại, công nhân phân xưởng lựa chọn.
Từ những năm 1950’s – 1970’s:
Các trường trình TV vào thời kỳ này bắt đầu phát triển tác dộng cực lớn vào giới trẻ Mỹ với hàng loạt bộ phim về cao bồi và những trương trình ca nhạc liên tục được phát sóng. Các diễn viên, ca nhạc sỹ, ngôi sao truyền hình cũng bắt đầu đua nhau mặc những loại quần như Skinny jeans sexy. Điều này đã tạo tấm gương cho phụ nữ dấn sâu vào quần jean tạo nên hàng loạt các kiều quần jean ấn tượng cho tới tận ngày nay.
Trẻ Em
Năm 1990’s – 2000’s
Mãi tới những năm 1990’s – 2000’s khi ngành dệt may ngày cang phát triền với hàng loạt các kiều quần jean nhẹ, quần jean lưng thun… Hàng loạt các hãng thời gian nổi tiếng cho ra mặc các loại thời trang Jeans dành cho trẻ em, từ đó thời trang jeans trẻ em ngày càng được chú trọng.
2000’s – Ngày nay
Này nay quần jean tre em không chỉ còn là thơi trang, nó còn là cứu cánh cho những gia đình có con nhỏ. Trẻ em với tính cách tự nhiên là năng động, vô tư vui chơi lăn lộn, bò lết khắp mọi nơi nên quần áo của các bé rất dễ dơ. Vì quá hiếu động nên quần áo trẻ rách liên tục, chưa kể thơi trang trẻ em là thứ vô cùng đa dạng và đắt tiền. Nên việc trẻ em mặc quần jean để tiện cho việc vui chơi chạy nhảy ngày càng phổ biến.
Mức độ phổ biến của quần jeans
Trên Thế Giới:
Trên thế giới mỗi năm có hơn 1 tỷ 240 triệu quần Jeans các loại được bán ra. Mỹ là thị trường lớn nhất với trung bình mỗi người dân tại Mỹ có tới 7 cái quần Jeans trong tủ quần áo nhà mình. Các nước như Nhật và Hàn Quốc là những nước châu Á có nét gần tương đồng với Việt Nam, cũng chi đã chi khoảng 4 tỉ USD/mỗi năm cho những chiếc quần Jeans chừng như đơn giản trên, mỗi người dân của họ có từ 3 – 4 quần Jeans để mặc và thay đổi liên tục mẫu mã mới cứ mỗi 6 tháng tới 1 năm.
Ở Việt Nam:
Thị trường thời trang quần jeans Việt Nam đang còn bị bỏ ngỏ và nhu cầu về quần Jeans cũng đang lớn dần từng ngày. Những chiếc quần Jeans đầu tiên tới thị trường Việt Nam vào thời kỳ đất nước mở cửa với thế giới. Việt Nam cũng không năm ngoài xu thế đó, hiện nay dân Việt Nam thuộc mọi tầng lớp điều rất ưa chuộng quần chất liệu Jeans. Theo các chuyên gia về Jeans của hãng Levi’s nhận thấy ở đâu thành thị nhiều tốc độ “Đô Thị Hóa” cao dân thành thị nhiều thì ở đó sẽ tiêu thụ quần Jeans khủng.
Việt Nam có gần 100 triệu dân, tốc độ “Đô thị hóa” hiện nay là cực cao, dân số trẻ chiếm tỷ lệ lớn. Thị trường tiêu thụ quần Jeans ở Việt Nam được các nhãn hàng jeans nhận xét trong những năm sắp tới sẽ là Cực Kỳ Lớn. Những người thuộc tầng lớp trung lưu, dân văn phòng, công sở được hỏi thì họ cho rằng họ sẽ chọn mặc quần jeans đi làm thay cho các bộ trang phục công sở nóng nực, đặc biệt là phái nữ. Kỹ thuật may quần jean chất lượng cao của các xưởng may gia công quần jean tại việt nam cũng rất tốt tạo điều kiện cho thị trường quần jean Việt Nam phát triển.