31/10/2022 - Đăng bởi : Méo Shop
Vải len rất thông dụng trong mùa đông. Hầu như ai trong chúng ta cũng sở hữu ít nhất 1 món đồ làm bằng len: áo, mũ, găng tay,… Mọi người sử dụng đồ bằng len như một thói quen vào mùa đông. Có nhiều người không biết nhiều về len nhưng họ vẫn sử dụng. Chính vì thế, bài viết này sẽ tổng hợp những kiến thức cơ bản và cần thiết về vải len.
Vải len là gì?
Len là tên 1 loại vải được dệt nên từ sợi. Các sợi cấu tạo nên len được thu chủ yếu từ lông cừu, có một số loại động vật khác như lạc đà hay dê chẳng hạn, thỏ,…
Những loại đông vậy có bộ lông dày và cung cấp nguyên liệu để đan, dệt và chế tạo nên các loại vải len, vải pha len hay vải để may áo dạ, quần áo vest,…
Chất liệu len chủ yếu được sử dụng để may các trang phục dày và ấm có khả năng giữ nhiệt hoàn hảo mỗi khi mùa đông đến. Cho đến nay chất liệu này đã được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Nguồn gốc của vải len
Len được biết đến là loại vải đầu tiên có xơ gốc động vật được sử dụng làm quần áo. Những sợi len đầu tiên được tìm ra tại vùng đất Địa Trung Hải khoảng 4000 năm trước Công nguyên.
Người ta thu thập lông của động vật cần sử dụng – gọi là xơ len. Hỗn hợp xơ len thu được bao gồm lông và cả da, các chất bám bẩn trên lông và da của động vật. Sau đó, người ta mang hỗn hợp đó đi loại bỏ các tạp chất và tẩy trắng chúng rồi xe thành sợi để dệt vải.
Quy trình sản xuất vải len
Bước 1: Xử lý len vừa được cắt
Từ nguyên liệu thô xơ ban đầu, thợ làm len sẽ làm sạch để loại bỏ các tạp chất dư thừa như cát, bụi, vỏ cây, bả nhờn, mỡ động vật. Sau đó, lông được nấu trong dung dịch chứa các chất xà phòng, kiềm để làm mềm.
Bước 2: Đun sợi len
Sau khi nấu sợi bằng nước nước ấm, sợi được đem phơi khô. Đối với lụa thô có chứ 25% nhựa tơ sẽ được loại bỏ bằng cách nấu ở trong dung dịch xà phòng đậm đặc để loại bỏ tạp chất.
Bước 3: Chải sợi len
Sau khi nguyên liệu thô được xử lý kỹ, sợi sẽ được chế biến theo hai cách: len sợi chải thô và len sợi chải kỹ tạo nên những tấm vải len và tạo thành các thành phẩm.
Đặc điểm của vải len
Ưu điểm
Khả năng giữ ấm
Vải len có khả năng giữ ấm rất tốt, đó cũng là ưu thế lớn nhất của vải len được mọi người biết đến nhiều nhất và ưa chuộng.
Vải len rất mềm mịn
Do nguồn gốc từ các loại lông cừu nên len có độ mềm mịn cao, mặc vào sẽ cảm thấy rất thoải mái, không bị cọ xát hay dính người quá nhiều, không gây rát cho cơ thể.
Khả năng chống cháy
Thường thì len đều có khả năng chống cháy, tùy vào các loại len có mức độ chống cháy cao hay thấp. Đây là một khả năng khá đặc biệt mà ít loại vải nào có.
Nhược điểm
Bị bung sợi len
Một hạn chế của vải len là khi bị rách, 1 sợi len hỏng sẽ kéo theo những sợi len lân cận cũng bị tuột ra đối với len đan bằng tay thì sẽ hỏng cả sản phẩm.
Thấm nước
Hầu như vải nào cũng có thấm nước nhưng vải len có độ thấm nước cao hơn, sức hút nước của len cao. Đặc biệt, khi đã thấm nước, trọng lượng của các sản phẩm len tăng lên đáng kể khiến cho hoạt động vắt, bê, đỡ cũng khó khăn hơn rất nhiều.
Các loại vải len trên thị trường hiện nay
Các loại len trên thị trường rất nhiều và có chất lượng khác nhau, nhưng chủ yếu được biết đên là các loại sau.
Vải len dệt kim
Vải len dệt kim là loại vải bao gồm các kết nối có hệ thống giữa các vòng sợi. Vì hệ thống kim giữ các mũi khâu phía trước trong khi các mũi mới được hình thành phía trước các mũi cũ, các mũi này được nối với nhau theo quy tắc tạo mũi may. Đan Là kiểu đan sử dụng máy có kim để dệt sợi thành kiểu dệt kim.
Vài len loại này có đặc điểm mềm, xốp và rất thoáng khí. Cách nhiệt tốt, không dễ nhăn, dễ bảo quản, dễ vệ sinh. Tuy nhiên khi bị tác động mạnh, vải dễ bị quăn và tuột vòng đan.
Len lông cừu Merino
Len lông cừu Merino có nguồn gốc từ giống cừu Merino đặc biệt nhất, tạo nên loại len mềm nhất trong các loại lông cừu. Các sản phẩm tạo ra từ loại len này cũng đặc biệt tốt và được mọi người ưa chuộng.
Chất liệu len từ lông cừu Merino mỗi năm chỉ thu hoạch được duy nhất một lần. Đặc điểm của sợi len này là xốp và mềm mại nên khi dệt thành áo sẽ đem lại cảm giác thông thoáng tuyệt đối cho người dùng. Không những vậy chất liệu này còn có độ bền cao cùng khả năng chống tĩnh điện và thân thiện với làn da người mặc.
Len lông cừu Merino được xếp vào hàng ngũ những chất liệu len đắt giá bậc nhất trên thế giới và là chất liệu quen thuộc trong trang phục của những thương hiệu thời trang danh tiếng hàng đầu như Burberry, D & G, HM.
Vải len tăm
Vải len tăm là sự kết hợp của sợi tổng hợp polyester và spandex. Loại vải này có cách dệt khác với các loại vải khác nên trên bề mặt vải sẽ có những đường vân dọc.
Vải len tăm được ưa chuộng vì kiểu dáng và mẫu mã. Loại vải này khá dày và độ bền cao giúp giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Nó đảm bảo tính thẩm mỹ cao và tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Một số ứng dụng phổ biến của vải cotton trong quần áo như: áo phông, váy ...
Vải len pha Polyester
Vải len pha polyester không hấp thụ độ ẩm, ít bám bụi, ít nhăn và ít giãn. Các sản phẩm từ loại vải này hầu như không bị nhăn sau khi giặt và do đó ít phải ủi hơn. Không giống như vải nỉ, loại vải này không dễ bị sâu bệnh. Vải pha len polyester không dễ bị hư hại dưới ánh nắng mặt trời và có khả năng chống mài mòn cao.
Vải len gân
Vải len gân có sợi dọc. Độ dày của vải tùy thuộc vào màu sắc, thường những màu đậm sẽ dày hơn những màu khác. Chất vải có độ co giãn và đàn hồi tốt giúp sản phẩm luôn giữ được phom dáng sau khi giặt. Do tính đàn hồi của nó, nó rất lý tưởng để may những trang phục ôm sát và giúp tôn lên vóc dáng của người mặc.
Len Alpaca
Alpaca là 1 loại động vật thuộc họ của lạc đà Nam Mỹ. Lông Alpaca nguyên bản rất giống với len nhưng nhẹ hơn lông cừu thường, mềm như len Cashmere, có khả năng giữ nhiệt tốt và rất bền, rất được ưa chuông sử dụng trong ngành dệt may.
Vải len cotton
Loại sợi cotton luôn được đánh giá là thân thiện với môi trường và tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Chính vì vậy, vải cotton cũng được ứng dụng để tạo nên vải len có tác dụng giữ ấm trong những ngày thời tiết lạnh giá. Len từ vải cotton có ưu điểm đó là không gây ngứa cho làn da, có sự tỏa nhiệt nhanh chóng giúp cơ thể được giữ ấm tốt hơn.
Len từ sợi tổng hợp
Vải len được làm từ loại sợi được tổng hợp được sử dụng phổ biến với mức giá cả rất phải chăng. Tuy nhiên, vải len từ sợi tổng hợp sẽ khó giữ ấm cơ thể giống như vải len từ sợi lông dê hoặc lông cừu. Thậm chí, chúng còn nhanh chóng bị xổ lông và tuổi thọ thấp hơn.
Cách nhận biết vải len
Cách 1: Nhìn và dùng tay sờ vào vải
Khi nhìn, bạn sẽ thấy rằng mặt vải xù lông
Khi cầm vào, bạn sẽ cảm thấy ráp tay, lớp bông trên mặt vải cứng và dài hơn vải bông nhiều. Hãy kéo thử 1 sợi len, bạn sẽ thấy sợi len có độ co dãn cao nhưng khi kéo đứt, vết đứt không được gọn. Mặt vải không nhăn khi dùng tay vò mạnh
Cách 2: Đốt mẫu thử của vải
Khi đốt vải len, ngọn lửa sẽ cháy yếu và sẽ tắt ngay sau khi vải được đưa ra khỏi ngọn lửa. Bạn sẽ ngửi thấy mùi tóc cháy và nhìn thấy tro ở dạng keo hình tròn, màu đen và dễ vỡ khi chạm vào.
Cách bảo quản vải len
Có rất nhiều loại vải len khác nhau trên thị trường: lên tăm, len dệt, len nhung, len dệt kim, len mỏng, len dạ, … Len không có yêu cầu quá nhiều trong việc bảo quẩn hay giặt giũ những vẫn có 1 số điểm lưu ý cho tất cả các loại len khi sử dụng và bảo quản.
Khi giặt, bạn nên dùng loại xà phòng trung tính, nhẹ nhàng và ít chất tẩy rửa nhất có thể. Không nên phơi trang phục len ở nơi có ánh sáng quá mạnh hay nhiệt độ quá cao. Phơi dưới bóng râm mà vẫn đủ nhiệt để quần áo len khô là tốt nhất.
Khi mùa đông qua đi và bạn muốn cất đồ len đi để năm sau lại sử dụng thì hãy giặt sạch sẽ và làm chúng khô ráo trước. Khi cho vào tủ hoặc vali, hãy kèm theo 1 túi chất chống ẩm mốc nhé.
Ứng dụng của Vải len trong thời trang
Áo len
Áo khoác len
Áo gile len
Đừng quên ghé thăm Méo Store để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác về thời trang, sức khỏe và làm đẹp nhé!